UBDT nghiệm thu đề tài: Những vấn đề cơ bản, cấp bách về DTTS và CSDT ở Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, đề xuất CSDT 2021-2025 và đến 2030

08:16 PM 13/07/2021 |   Lượt xem: 1960 |   In bài viết | 

TS. Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài phát biểu ý kiến tại phiên họp

Đề tài Những vấn đề cơ bản, cấp bách về DTTS và CSDT ở Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, đề xuất CSDT 2021-2025 và đến 2030, mã số CTDT.51.19/16-20 do TS. Phan Văn Hùng, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT là Chủ nhiệm; Văn phòng Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 (CTDT/16-20) là cơ quan chủ trì triển khai nhiệm vụ.

Mục tiêu của Đề tài là: Tổng hợp, làm rõ các cơ sở lý thuyết, khung nghiên cứu phân tích về những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc và CSDT; Tổng hợp các bài học kinh nghiệm của một số quốc gia về DTTS và CSDT; Làm rõ những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc và CSDT ở Việt Nam hiện nay; Hệ thống hóa, đánh giá hiệu quả và tác động của hệ thống CSDT sau 30 năm đổi mới; Dự báo xu thế và đề xuất các quan điểm, giải pháp, chính sách giải quyết các vấn đề cơ bản, cấp bách về DTTS đến năm 2030; đồng thời, đánh giá tổng thể các kết quả của Chương trình CTDT/16-20 theo mục tiêu, nội dung, kết quả và đề xuất những nội dung cơ bản cần nghiên cứu về dân tộc, CSDT giai đoạn 2021-2025.

Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, Đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát tại 06 tỉnh, thành phố; tổ chức 06 hội thảo khoa học, 16 cuộc tọa đàm khoa học ở Trung ương và địa phương; phỏng vấn sâu hơn 100 chuyên gia và nhà quản lý có liên quan. Đề tài đã tiếp cận, hệ thống hóa hơn 8.600 tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan...

Có thể thấy, các đề tài thuộc Chương trình CTDT/16-20 đã có những đóng góp quan trọng, bổ sung vào kho tàng lý luận về DTTS và công tác dân tộc; góp phần nhận diện, dự báo xu thế diễn biến của các vấn đề những vấn đề cơ bản, cấp bách về DTTS. Chương trình đã bước đầu hình thành hệ thống khái niệm phục vụ công tác dân tộc, xây dựng và thực hiện CSDT, với một số khái niệm mới, tiệm cận với lý thuyết đương đại.Các đề tài đã cung cấp khá đầy đủ, toàn diện về tình hình, các bài học kinh nghiệm về DTTS và CSDT của một số nước. Từ công tác đánh giá, hệ thống hóa 19 nhóm vấn đề cơ bản, cấp bách, Đề tài đã tổng hợp, đưa ra 05 quan điểm và15 nhóm giải pháp về CSDT.

Tại phiên họp, các thành viên trong Hội đồng đánh giá Đề tài đã nghiên cứu công phu, các lập luận có cơ sở khoa học, luận chứng rõ ràng. Một số ý kiến đề nghị: phân tích rõ hơn những thành tựu, hạn chế, đánh giá chính sách và tác động của chính sách, mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo; đánh giá tác động trên quan điểm phát triển bền vững; bổ sung tác động của cách mạng công nghệ 4.0 đối với người dân vùng DTTS...

Kết thúc phiên họp, Hội đồng đánh giá Đề tài được nghiệm thu ở mức “Đạt yêu cầu” và đề nghị Ban Chủ nhiệm đề tài tiếp thu các ý kiến góp ý, hoàn thiện báo cáo của đề tài.