Tăng cường ứng dụng KH&CN đã góp phần tạo chuyển biến tích cực, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực DTTS và miền núi
12:00 AM 25/11/2020 | Lượt xem: 1349 In bài viết |Thực hiện Chương trình phối hợp về KH&CN giai đoạn 2012-2020, Ban Dân tộc và Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường triển khai thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp. Các công nghệ, kỹ thuật mới được áp dụng đều có xuất xứ rõ ràng đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của tỉnh.
Đa số các dự án đều được đánh giá là thành công, đóng góp rất cụ thể trong việc phát triển KT-XH, nâng cao đời sống cho người dân, tạo nhiều công ăn việc làm mới. Nhiều mô hình của các dự án đã được nhân rộng triển khai tại các địa bàn khác trong tỉnh. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình công nghệ tiên tiến được áp dụng, đặc biệt trong lĩnh vực nông lâm nghiệp trên địa bàn.
Trong đó, một số dự án, đề tài đạt kết quả nổi bật như: Xây dựng mô hình quản lý chất lượng nội bộ hướng tới tiêu chuẩn VIET-GAP nhằm sản xuất ra sản phẩm chè an toàn góp phần nâng cao chất lượng chè đặc sản tỉnh Thái Nguyên; Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Thái Nguyên; Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN sản xuất hoa chất lượng cao tại huyện Đồng Hỷ; Ứng dụng KH&CN xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm từ cây măng tây tại tỉnh Thái Nguyên...
Việc triển khai các dự án đã góp phần đào tạo được hàng trăm kỹ thuật viên chuyên sâu trong các lĩnh vực, nắm bắt được các công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất và đời sống. Ngoài ra, thu hút được một số nguồn vốn đáng kể ngoài ngân sách nhà nước, điều này cũng đã góp phần thực hiện việc xã hội hóa trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.- Nhiều quy trình công nghệ mới đã được chuyển giao và thực hiện thành công ở các mô hình của dự án như: Quy trình quản lý chất lượng nội bộ hướng tới tiêu chuẩn VietGap; Quy trình xây dựng và quản lý nhóm nông dân sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap; Quy trình lựa chọn, thiết kế và chuẩn bị ương chè hữu cơ; Quy trình chăm sóc và bón phân cho chè; Quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp; Quy trình sản xuất trà xanh; Quy trình sản xuất Probiotic cho lợn; Quy trình sản xuất Probiotic cho gà; Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi vi sinh hỗn hợp cho lợn và cho gà; Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi vi sinh đậm đặc cho lợn và cho gà của các giai đoạn; Thiết lập các công thức: thức ăn cho lợn, gà các giai đoạn; Quy trình công nghệ chăn nuôi, quản lý lợn thịt bằng thức ăn vi sinh; Quy trình công nghệ chăn nuôi, quản lý gà thịt bằng thức ăn vi sinh…
Từ nguồn ngân sách Trung ương, của tỉnh và các nguồn khác, giai đoạn 2011-2020, tổng kinh phí cho các hoạt động KH&CN để triển khai các chương trình, đề tài, dự án phục vụ phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thái Nguyên khoảng 40.205 triệu đồng. Nguồn kinh phí cho các hoạt động KH&CN đã góp phần giúp cho KT-XH vùng dân tộc và miền núi từng bước phát triển; đời sống kinh tế của nhân dân các dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần làm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở các xã miền núi, vùng cao.
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số lượt truy cập hiện tại: 1253
Tổng số truy cập: 4809700